KHÁI NIỆM NIẾT BÀN TRONG PHẬT GIÁO
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn – một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn – một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
Theo Kinh-điển Hán-văn, hôm nay rằm tháng 2 âm-lịch là ngày Phật nhập Niết-bàn.
Cùng một việc dứt thở, bỏ xác, tại sao ở người thế-gian, gọi là chết, còn ở Phật lại gọi là “nhập Niết-bàn”? Vậy sự sai khác giữa đôi đàng như thế nào và Niết bàn có nghĩa là gì? Đó là hai điểm mà tôi xin đề-nghị cùng chư quý đạo-hữu tìm hiểu, xuyên qua các sách vở đã được viết ra rất nhiều về vấn-đề này.
Trước tiên, chúng ta hãy nghe Kinh Bại-bát Niết-bàn nói về giờ phút trước khi và trong khi Phật nhập Niết-bàn.
Như Lai liền nói bài kệ:
Các hành vô-thường
Là pháp sinh-diệt.
Diệt sinh-diệt rồi,
Tịch-diệt là vui”.
Đại ý bài kệ nói rằng sự-vật không thường còn, vì đó là những thứ hễ có sinh ra là phải có diệt đi, nghĩa là có sinh là có tử, có đầu là có đuôi, có khởi đoan là có chấm dứt. Nếu diệt được cái “sinh diệt” ấy tức là nếu chấm dứt được sự “sinh tử”, thì được cái vui gọi là “tịch-diệt”. Sinh-tử đây là sinh-tử của thân, là vật sinh-diệt. Vì vậy Như-Lai nói tiếp:
“Các vị nên biết, hết thảy mọi hành-tướng đều là vô-thường. Thân tôi nay, tuy là thể kim-cương, vẫn không khỏi lẽ vô-thường biến thiên. Trong nẻo sinh-tử rất đáng sợ-hãi, các vị nên siêng làm hạnh tinh-tấn, cầu mau ra khỏi hố lữa sinh-tử này, đó là lời dạy cuối cùng của tôi. Thời nhập Niết-bàn của tôi đã đến”.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.