Tìm hiểu đôi nét về Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương hay Bồ Tát Địa Tạng là 1 trong 6 vị bồ tát quan trọng nhất của Phật giáo đại thừa, có ảnh hưởng sâu rộng tại Việt Nam. 5 vị còn lại là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát.
Trong Phật giáo đại thừa, Địa Tạng Vương là vị Bồ Tát nguyện cứu độ tất thảy chúng sinh trong lục đạo luân hồi sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, tận cho đến khi Phật Di Lặc hạ sinh. Ngài được xem là vị Bồ Tát của chúng sinh, là giáo chủ của cõi U Minh.
Ngài Địa Tạng cũng trải qua nhiều kiếp số, trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Ngài có 4 tiền thân là: trường giả, nữ nhân, nhà vua và thiếu nữ Quang Mục.
Trong suốt những kiếp ấy, Người không ngừng vì cha mẹ phát thệ nguyện rộng lớn, cứu độ hết thảy chúng sinh, cho đến khi họ thành Phật thì thôi. “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật” – địa ngục chưa trống không, tôi thề không thành Phật.
Nhờ uy lực của những lời thệ nguyện, đã có vô lượng vô biên chúng sinh được độ thoát, tu thành Phật đạo, trở thành Phật nhưng Ngài vẫn còn ở địa vị Bồ Tát. Chính vì vậy, hình tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá mang trong mình chân tâm vô lượng, phật pháp của Người vô biên không gì sánh được
Ý nghĩa danh xưng của Ngài
Ý nghĩa hồng danh Bồ Tát Địa Tạng được luận giải như sau: “Địa là dày chắc, tạng là đủ chứa”. Địa Tạng có nghĩa là đủ độ sâu dày, có thể chứa được muôn vàn khổ đau của chúng sinh linh nơi Địa Ngục.
Theo Kinh Địa Tạng thập luân có ghi: “An nhẫn bất động như đại địa, vắng lặng sâu kín giống như kho tàng nên gọi là Địa Tạng”.
Chữ “ĐỊA” còn được lý giải là “U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát”. “Bổn” ở đây là bổn tâm, “tôn” mang nghĩa là tôn quý, “địa” là tâm đại và “tạng” có nghĩa là như lai tạng. Dịch nghĩa có thể hiểu là bổn tâm mới là điều tôn quý nhất, mới làm chủ được coi U Minh.
Ý nghĩa việc thờ tôn tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá
Hạnh nguyện lớn của ngài Địa Tạng là cứu độ tất thảy chúng sinh khỏi lục đạo luân hồi, tìm về chính pháp. Bằng pháp lực và lòng từ bi của mình Ngài đã phổ độ vô lượng, vô biên linh hồn thoát khỏi địa ngục, lên cõi Vĩnh Hằng.
Công năng và oai lực của đức Địa Tạng đã bao trùm khắp Tam Giới. Riêng ở cõi trần thế, trong Kinh Địa Tạng Bản Nguyện, Đức Phật Thích Ca đã cho chúng ta biết: Những ai nghe danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát rồi chí tâm quy y, cúng dường, chiêm bái, đảnh lễ Ngài sẽ được rất nhiều điều lợi.
Lợi ích cho cuộc sống hiện tại: Những nguyện lớn sẽ mau chóng có thành tựu, có được trí huệ lớn. Tiêu trừ mọi tai nạn, thoát khỏi hiểm nguy. Được quỷ thần hộ vệ, tiêu trừ hết tội chướng và bệnh tật.
Lợi ích cho kiếp sau: Thoát khỏi thân nữ, thoát kiếp nô lệ, được thân xinh đẹp.
Lợi ích lúc lâm chung: Khi có người thân sắp mất, quý phật tử niệm danh hiệu hay tụng kinh Địa Tạng, làm nhiều việc thiện, tích dành phúc đức. Trong thời gian 49 ngày sau khi người đó mất, tụng kinh Địa Tạng cho để vong linh người quá cố nhanh được siêu thoát.
Bồ Tát Địa Tạng còn là tấm gương về lòng hiếu đạo. Ngài vì cha mẹ mình vĩnh viễn ở địa ngục, hết lòng phổ độ chúng sinh. Tôn thờ tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá hay bất cứ chất liệu nào thì trong lòng mỗi phật tử cũng nảy sinh ý niệm muốn được tận hiếu, tự nguyện đảnh lễ đức Bồ Tát.
Niệm kinh Địa Tạng, niệm hồng danh của Người có thể hồi hướng cho bản chính mình và người thân, gieo thiện tri thức, nhân thiện, biết rõ quy luật nhân quả, biết hối lỗi.
Đức Địa Tạng hay bất kì vị Bồ Tát nào đều phát tâm và hướng thiện. Chúng ta vẫn hay nghe câu “Phật tại tâm”. Mọi con đường đến với cửa Phật đều nằm ở chữ “TÂM”. Dưỡng thân dưỡng tâm, hành thiện tích đức thì tâm an lòng thanh, mọi việc đều thông thuận.
Hình tướng tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá
Điểm chung của những bức tượng đá điêu khắc hình Bồ Tát Địa Tạng là mang hình dáng của một người xuất gia, mặc áo cà sa, đầu đội mũ Thất Phật (có mẫu tượng không đội), tay phải cầm tích trượng, tay trái cầm hạt minh châu.
Tích trượng Ngài cầm chính là pháp khí dùng để mở cửa địa ngục, do Đức Phật chế tạo ra. Trượng có 12 khoen, tượng trưng cho việc Địa Tạng Vương Bồ Tát dùng “pháp 12 nhân duyên” cảnh tỉnh chúng sinh, nhận ra chân lý để thoát khỏi vòng sinh tử lầm mê.
Hạt minh châu tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, có thể soi sáng cõi u minh. Ánh sáng ấy giúp chúng sinh bị giam cầm trong ngục tối thấy đường thoát khỏi ngục hình, thong dong tự tại.
Vị trí đặt tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá
Tượng vị Bồ Tát đức độ này thường được đặt ở đâu? Sau đây là một số vị trí thường được chọn để đặt Bồ Tát Địa Tạng hợp quy tắc trong Phật giáo cũng như phong thủy.
Đặt tượng trong Chùa
Trong các ngôi chùa, tượng đức Địa Tạng thường đặt ở bên phải tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Còn tượng phật Quan Âm bằng đá sẽ tọa ở bên trái. Kích thước tổng thể của tượng thường từ 1m – 3m.
Đặt tượng Bồ Tát tại gia
Tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá tự nhiên được nhiều phật tử thỉnh về thờ cúng tại gia. Để cầu mong sự bình an, cầu nguyện cho vong linh những người đã khuất trong gia đình được siêu thoát. Hầu hết, gia chủ sẽ thỉnh những bức tượng nhỏ, đặt trong phòng thờ của gia đình.
Trước khi thờ Phật, gia chủ phải chọn ngày lành tháng tốt, vị trí đẹp, hợp tuổi, hợp mệnh. Cần phải nghiêm túc chấp hành các nghi lễ, thể hiện sự kính trọng đối với đức Bồ Tát Địa Tạng.
Nếu đặt bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên ở cùng một không gian, phải nhớ tượng phật bao giờ cũng phải cao hơn di ảnh, bài vị của ông bà tổ tiên. Bàn thờ Phật có thể đặt bên phải, bên trái đều được nhưng phải cao hơn bàn thờ gia tiên.
Tượng đặt tại nghĩa trang, lăng mộ
Địa Tạng Vương Bồ Tát là giáo chủ cõi U Minh, nên tượng của Ngài bằng đá có thể thỉnh đặt tại nhà thờ họ, khu nghĩa trang, lăng mộ để cầu mong được sự cứu độ của Ngài. Tượng thường được đặt ở những vị trí trang trọng, có kích thước từ 1 – 10m tùy vào không gian, diện tích và ngân sách.
Lý do nên chọn mua tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá
Đá được xem là một trong những vật liệu khởi sinh của sự sống. Kể từ khi ngành điêu khắc ra đời cho đến nay, đá vẫn là nguyên liệu hàng đầu để tạc tượng, đặc biệt là tượng phật, tượng linh thú đá, đồ thờ đá.
Đá là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên sở hữu độ bền cao, trường tồn cùng thời gian, có thể chống chọi với mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá dù đặt ở ngoài trời từ tháng này qua năm khác cũng vẫn hiên ngang, sừng sững, không sợ hư hỏng, bào mòn.
Đá để điêu khắc tượng Địa Tạng khá đa dạng: cẩm thạch, đá trắng muối, đá xanh đen, xanh rêu, sa thạch,…. Chúng được khai thác từ các vùng núi đá Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình,….
Đá được hình thành qua hàng triệu năm, sở hữu linh khí, nguồn năng lượng sống vô cùng mạnh mẽ. Đó là lý do vì sao tượng bằng đá mang giá trị phong thủy nhiều đến như vậy.
Mua tượng thờ Địa Tạng bằng đá ở đâu chất lượng?
Để tìm địa chỉ bán tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá hiện nay tại Việt Nam không khó. Nhưng quan trọng là phải tìm được địa chỉ uy tín, có những nghệ nhân tay nghề cao. Chất lượng của một bức tượng phụ thuộc rất nhiều vào đôi tay của các nghệ nhân.
Phải là những người có tay nghề giỏi, có sự am hiểu nhất định về Phật giáo cũng như vị Phật mà mình điêu khắc. Như vậy mới có thể tạo ra bức tượng đẹp, có tướng hảo, mang lại nhiều lợi ích cho người chiêm bái, giúp các tín đồ sinh được tâm niệm hoan hỉ.
Tại Cơ sở đá mỹ nghệ Phước Chúc, chúng tôi có những nghệ nhân tài giỏi xuất thân từ làng đá Non Nước – một trong những cái nôi của nghề điêu khắc đá Việt Nam. Bằng tâm huyết và đôi tay tài hoa của mình, các nghệ nhân của Phước Chúc đã tạo ra nhiều bức tượng Phật bằng đá tự nhiên nguyên khối đẹp, sống động, với tướng hảo, từ dung.
Các mẫu tượng Địa Tạng Bồ Tát bằng đá không chỉ đa dạng về kích thước, chất liệu mà còn có giá trị chiêm bái cao, được nhiều quý phật tử, quý sư thầy đặt hàng, Đá mỹ nghệ Phước Chúc tự tin có thể chiều lòng tất cả khách hàng với dòng sản phẩm đặc biệt này, ngay cả những vị khách khó tính nhất.
Mua tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương bằng đá tại cơ sở điêu khắc tượng Phước Chúc, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng, được nhận báo giá tại xưởng, chế độ bảo hành trọn đời.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.