Ý nghĩa của từng hình tượng Tổ sư Đạt ma
Không chỉ ở Việt Nam và các nước Châu Á mà ở Châu Âu Tượng Đạt Ma cũng rất được mọi người trưng bày mặc dù với họ khi mua, không mang ý nghĩa tôn giáo chỉ thuần chất là nghệ thuật . Vì tượng Đạt Ma được đục với nhiều hình dáng khác nhau như: Đạt Ma với chiếc giày, Đạt Ma ngồi thiền, Đạt Ma thế võ…Dưới đây là ý nghĩa của từng hình tượng:
– Hình tượng “ Dữ Tợn” của Sư tổ Đạt Ma: Hình ảnh tổ sư Đạt Ma mang tướng mạo hung dữ, đôi mắt luôn trợn trắng, mày quặm lại. Đôi mắt của sư tổ Đạt Ma thường to và sâu thẳm, thần thái như đang nhìn vào hư vô, đôi mắt trừng trừng bất động và như có mãnh lực vô hình khiến người ta phải khiếp sợ.Người ta quan niệm, tượng đá Đạt Ma có thần thái càng hung dữ sẽ có hiệu quả trấn trạch càng cao.
– Hình tượng Đạt Ma và một chiếc giày: Một trong những hình tượng khác của Đạt Ma được nhiều người biết đến. Vì sao không phải là một đôi giày mà lại là một chiếc giày? Do là Bồ Đề Đạt Ma sau 3 tháng viên tịch, có một vị tăng đi hành hương ở Ấn Độ về gặp Bồ Đề Đạt Ma trên núi Hùng Nhĩ, tay cầm một chiếc giày đang trở về Ấn Độ. Về tới Trung Quốc vị tăng này mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Dù câu chuyện còn khá nhiều bí ẩn nhưng hình tượng Sư Tổ Đạt Ma với một chiếc giày vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ cùng chiếc giày này cũng nhắc nhở con người về cuộc sống trần gian – Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời còn nhớ đến. Thiền trượng mà Ngài dùng để quẩy chiếc giày lên vai là biểu trưng của sự giác ngộ. Đức Đạt Ma chỉ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc giày mang ý nghĩa: Chiếc giày để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc giày được ngài mang về cõi Tây thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh sư tổ Đạt Ma quẩy chiếc giày cũng là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời.
– Hình tượng Đạt Ma quá hải: Như phần trên đã nhắc đến, khi Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa để truyền đạo thì đã gặp Lương Vũ Đế, do vị vua không lĩnh ngộ được Thuyết pháp của Đức Đạt Ma, Sư Tổ xem như không có duyên vua nên từ giã ra đi. Sư tổ đi qua sông Trường Giang cuồn cuộn sóng dữ nhưng Sư Tổ chỉ lấy nhánh cỏ và bước đó qua sông. Hình tượng Sư tổ Đạt Ma quá hải là biểu tượng của sự giác ngộ cao và ý chí kiên định vững vàng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Trong phong thủy, tượng đá Đạt Ma quá hải ngoài ý nghĩa trấn trạch nói chung còn là lời nhắc nhở đối với các thành viên trong gia đình về cách sống chỉ cần con người có ý chí kiên định và tinh thần phấn đấu thì sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, trắc trở để đạt được thành công như mong đợi.
– Hình tượng Đạt Ma Xuất quyền ( thế võ Thiếu Lâm) – biểu tượng Phật Giáo: Vì sao nói tượng Đạt Ma xuất quyền là biểu tượng mới của Phật giáo? Hình ảnh các vị Phật, Bồ Tát vẻ mặt hiền từ, trang nghiêm. Ở Sư Tổ Đạt Ma là hình ảnh chiến đấu lẫm liệt. Như phần trên có nói đến Ngài lên núi Tung Sơn tu ở chùa Thiếu Lâm, Ngài đã sáng lập ra một môn võ để bảo vệ sức khỏe và chống thú giữ. Sau này tạo thành một trường phái võ thuật mới lưu truyền đến ngày nay. Tượng gỗ Đạt Ma hàng long hay Đạt Ma thế võ mang ý nghĩa trấn trạch rất mạnh. Hình ảnh này thể hiện sức mạnh và ý chí sẵn sàng chiến đấu bất kể tình huống nào xảy ra. Trưng bày tượng gỗ Đạt Ma thế võ trong phòng khách không chỉ giúp gia chủ ngăn chặn được tà ma ngoại đạo xâm nhập, bảo vệ gia đạo bình yên mà còn thể hiện sự oai hùng và phong độ của người chủ gia đình.
– Hình tượng Đạt Ma Khất Thực: được xem như là một truyền thống của Phật giáo để giúp các vị tu hành giác ngộ chân lý và tu thành chính quả. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ khất thực là biểu trưng của sự nhẫn nại, giác ngộ và kiên định với mọi cám giỗ trong cuộc sống. Đặt tượng gỗ Đạt Ma khất thực trong nhà chính là lời nhắc nhở các thành viên trong gia đình phải sống tu tâm, dưỡng tính, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của bản thân mình.
– Hình tượng Đạt Ma Ngồi thiền: là hình ảnh rất đặc trưng của vị tổ thứ nhất của trường phái Thiền Tông Trung Quốc. Tương truyền, sau khi nhận thấy vua nhà Lương không tiếp nhận được đạo của mình, Đạt Ma vượt sông, bỏ lên núi Tung Sơn. Tại đây, Ngài quay mặt vào vách núi, tọa thiền suốt 9 năm trời. Hình ảnh Đạt Ma ngồi thiền và tượng Đạt Ma ngồi thiền là khát vọng là ước mơ về sự giác ngộ và tinh thần giác ngộ. Đó cũng là ý chí cực kỳ mạnh mẽ của vị tổ Đạt Ma. Quyết tâm gìn đạo, giữ đạo để tìm được người tiếp nối chân chính.
– Hình tượng Đạt Ma đứng dưới gốc tùng: Cây Tùng tượng trưng cho sự từng trải, vững chãi và kiên định. Đạt Ma đứng dưới gốc tùng nhắc người ta về ý nghĩa của sự tĩnh tâm, tự tại. Giữa dòng đời xô bồ. Tiền tài, danh lợi, rượu ngon, gái đẹp luôn níu kéo con người ta. Nếu không giữ cho mình được Tâm sáng, người ta rất dễ bị lôi kéo quyến rũ mà mất đi bản thể của mình. Tượng Đạt Ma đứng dưới gốc tùng là lời nhắc nhở khéo léo dành cho mỗi người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần phải vững tâm. Giữ cho tâm sáng thì mọi hành vi mới được chuẩn mực. Hạnh phúc cũng từ đó mà thành.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.